Thông tin tuyển học sinh

TOPVăn hóa Nhật BảnCác lễ hội

Events in Japan

Các lễ hội

Tháng 1 Tết

Nhắc tới tháng 1 người ta sẽ nghĩ ngay đến Tết. Về mặt văn hóa thì Tết là thời điểm mà kết thúc năm cũ và đón năm mới.Nhà nhà trang trí nhà cửa, thực hiện nghi lễ tết, ăn các món ăn dành cho dịp tết như Ozoni, Osechi. Ngày nay thì thời gian thường là từ mùng 1 tới mùng 3, hoặc cũng có nơi từ 1 tới mùng 7. Tết là dịp để gửi tới người thân, bạn bè thiệp chúc tết, là dịp trẻ em được nhận tiền mừng tuổi. Người dân sẽ chuẩn bị các món ăn từ trước mà có vị đậm để giữ được lâu gọi là Osechi, để tránh việc phải nấu nướng vào dịp tết.Và các nguyên liệu để nấu Osechi cũng phải mang tên gọi mang tới điềm tốt lành.

Đậu đen

Mong có sức khỏe để làm việc đến mức cháy nắng da.

Trứng cá mòi

Cầu con cháu đầy đàn

Chả cá màu hồng trắng

Có hình giống như mặt trời mọc.
Màu hồng trắng thể hiện mang điều lành tới

Món cá Tadukuri

Cầu cho mùa màng thuận lợi

Trứng cuộn cá

Cầu học vấn, đỗ đạt

Dạt hẻ Kinton

Cầu tiền tài

Tôm nướng

Cầu sống thọ, sống lâu

Ngó sen ngâm dấm

Cầu mọi sự hanh thông

Cuốn lá Konbu

Cầu hạnh phúc

Khoai sọ

Cầu con cháu đầy nhà

Ngày 3 tháng 2 Setsubun

Setsubun là cụm từ chỉ ngày trước khi diễn ra sự thay đổi các mùa. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì Setsubun được hiểu là ngày trước ngày lập xuân, và người dân thì có thói quen ném đậu.

Ném đậu là nghi thức đuổi quỷ dữ ra ngoài, tức là đuổi bệnh tật, tai ương ra khỏi nhà, và mời phúc đức vào trong nhà. Người ta sẽ mở tất cả cửa sổ và ném đậu 2 lần ra ngoài, sau khi ném xong thì nhanh chóng đóng chặt cửa lại để phúc đức không lọt ra ngoài. Sau đó thì sẽ ăn đậu theo số tuổi của từng người.

Ngoài ra thì phong tục này cũng có nhiều chuyển biến gần đây thì người dân ăn cả cơm cuộn nữa.

Ngày 3 tháng 3 Lễ hội Hina dành cho bé gái

Đây vốn là lễ hội từ xa xưa truyền lại, bắt nguồn từ lễ hội thả búp bê theo dòng nước của bé gái. Sau đó thì nó kết hợp với trò chơi truyền thống tên là Hina của bé gái nên ngày nay được gọi là lễ hội Hina. Người ta sẽ bày búp bê theo các tầng như ở trên cùng là Vua, hoàng hậu, tầng dưới là 3 kỳ nữ, dưới nữa là 5 thi nữ. Có thể bày 2,3, hoặc nhiều tầng.

Trong ngày nay người ta sẽ ăn Chirashi Sushi, ăn ngao, 1 loại bánh dày, bánh gạo nhiều màu sắc.

Tháng 4 Lễ hội ngắm hoa anh đào

Lễ hội ngắm hoa anh đào được bắt nguồn từ nghi lễ của các gia đình quý tộc thời Nara. Hoa anh đào được trồng phổ biến khắp toàn nước Nhật. Loại hoa này thường nở rộ vào mùa xuân, trong vòng 2 tuần, sau đó sẽ rụng, chính vì thế với người Nhật đây là lúc cảm nhận rõ rệt sự thay đổi mùa. Những cánh hoa đào xinh xắn, nở và tàn trong thời gian ngắn đã đi vào biết bao thơ ca từ thời cổ đại tới nay.

Vừa ngồi ngắm hoa, vừa nhấm nháp đồ ăn mang theo, vừa uống rượu là cách thưởng hoa phổ biến.

Tháng 5 Ngày của bé trai

Ngày của bé trai là 1 nghi thức từ thời Nara truyền lại. Thời đó, để tránh bị cảm, người ta hay dùng các cây thuốc nam như Shoubu và ngải cứu, ngâm vào bồn tắm để ngâm người.

Đến thời Edo, thì người ta lại treo cờ cá chép tượng trưng cho cá chép lội ngược dòng, với mong ước cầu chúc cho bé trai lớn lên khỏe mạnh, an toàn. Năm đầu khi bé trai ra đời, vào ngày của bé trai sẽ được ăn 1 loại bánh gọi là Chimaki, từ năm 2 trở đi sẽ ăn bánh dày bọc lá Kashiwa.

Lá cây Kashima sẽ không rụng cho tới khi chồi non mọc lên, ám chỉ điều lành, gia đình sẽ luôn có trụ cột.

Tháng 7 Lễ hội Tanabana

Ngày 7 tháng 7 hàng năm tương truyền là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau. Đến thời Edo cùng với số lượng sỹ tỉ tăng lên thì có thêm phong tục là dựng cây trúc vào treo giấy ghi các vần thơ lên đó. Bước vào thời Meiji thì phong tục này lan rộng ra các khu phố mua bán, và cả người dân thường. Vào tối ngày 6 tháng 7 người dân sẽ dựng cây trúc lên, ghi điều ước ra mảnh giấy và treo lên. Sang ngày 7 tháng 7 thì sẽ lấy mảnh giấy đó thả trôi theo sông, biển để đến được nơi thánh thần. Tuy nhiên hiện nay do lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường, nên người ta sẽ đốt giấy đó tại các đình đền.

Tháng 8 Lễ hội Obon

Obon là nghi lễ nhằm tưởng nhớ tổ tiên, được diễn ra trong khoảng giữa tháng 7 âm lịch hàng năm.

Đây là nghi lễ mời ông bà tổ tiên quay về thế giới hiện tại và mời trở lại thế giới bên kia dựa theo quan niệm của người thời xưa và pháp lý đạo Phật. Thường thì các địa phượng lấy ngày 13 tháng 8 là ngày mời tổ tiên về, ngày 16 tháng 8 là ngày tiễn đi, và như thế Obon diễn ra trong vòng 4 ngày.

Tùy theo địa phương mà cũng có nơi bắt đầu từ cuối tháng 7, có nơi bắt đầu từ giữa tháng 7 âm lịch.