Thông tin tuyển học sinh

TOPVăn hóa Nhật BảnCuộc sống ở Nhật

Life in Japan

Cuộc sống ở Nhật

Tiền và Vật giá

Đơn vị tiền tệ của Nhật là đồng Yên. Ở Nhật rất nhiều nơi thanh toán được bằng thẻ tín dụng, nhưng người dân cũng vẫn rất chuộng dùng tiền mặt.

Gạo (5 kg)

2,068 yên (18 USD)

Trứng gà (10 quả)

246 yên (2 USD)

Đồ uống có ga (500ml)

96 yên (1 USD)

Taxi (4 km)

1,450yên (13 USD)

Sữa (1,000 ml)

225 yên (2 USD)

Bánh mỳ kẹp thịt

175 yên (2 USD)

Xăng (1l)

124 yên (1 USD)

Vé xem phim

1,800 yên (16 USD)

Nguồn: [Thống kê của chính phủ]

Ngân hàng

Về nguyên tắc ngân hàng mở cửa các ngày thường thì 9h đến 3h. Còn máy CD và ATM thì mở cửa lâu hơn và mở cả vào ngày nghỉ. Có thể rút tiền từ các ngân hàng khác hoặc ở cửa hàng tiện ích nhưng sẽ mất phí. Hiện tại các cửa hàng tiện ích nào cũng đặt máy ATM

CD (Máy tự động rút tiền mặt)

Có thể rút tiền, xem số dư

ATM (Máy tự động rút/giữ tiền mặt)

Ngoài chức năng như trên, còn có chức năng giữ tiền, gửi tiền, và 1 số chức năng khác.

日本は現金での支払いが一般的なため、銀行に口座を開設すると日常生活に大変便利です。

口座を開設するときは、在留カードなど身分を証明するものと印鑑が必要です。

Bưu điện

Nếu muốn gửi đồ, hay gửi tài liệu thì hãy tới bưu điện.

Ở các bưu điện lớn thì nhận gửi đồ nhanh, đảm bảo 24/24 không nghỉ. Thư và bưu thiếp thì cho vào thùng thư màu đỏ thường đặt ở nhiều đường phố (Ký hiệu của bưu điện là'〒').

Tem được bán ở bưu điện và ở các cửa hàng tiện ích. Ngoài ra bưu điện cùng cung cấp dịch vụ ngân hàng gọi là Ngân hàng Yuchou. Ai cũng có thể lập tài khoản của ngân hàng này để trả tiền điện nước ga, chuyển tiền, rút tiền...rất tiện lợi. Máy rút tiền ATM cũng được đặt trong bưu điện và cũng có thể rút tiền từ các ngân hàng khác. Giờ hoạt động của bưu điện là từ 9h sáng đến 17h chiều, của ngân hàng Yuchou là từ 9h sáng đến 16h chiều.

※ Ở Nhật có nhiều dịch vụ chuyển phát nhanh. Có thể gửi đồ ở các cơ sở kinh doanh của công ty dịch vụ vận tải hoặc gửi ở cửa hàng tiện ích đều được.

Liên lạc khẩn cấp

Khi bị cướp giật

110 là số điện thoại khẩn của cảnh sát

Khi bị cướp giật thì hãy gọi tới số điện thoại khẩn 110 của cảnh sát, hoặc tới đồn cảnh sát gần nhất.

Khi có tai nạn

110 là số điện thoại khẩn của cảnh sát, 119 là số điện thoại cứu thương.

Khi có tai nạn xảy ra thì cần liên lạc tới ngay số 110.

Khi bị thương thì hãy gọi cấp cứu số 119.

Nếu gặp tai nạn nhẹ không cần thông báo cảnh sát hay gọi xe cứu thương thì nhớ xin họ tên và số điện thoại liên lạc của đối phương.

Khi bị thương, bị bệnh

119 là số điện thoại cứu thương

Trong trường hợp bị đau hoặc bị thương nặng, cần cấp cứu khẩn cấp thì hãy gọi tới số 119, thông báo tình hình và nói là cần gọi xe cứu thương.

Khi có hỏa hoạn

119 cũng là số để gọi khi có hỏa hoạn

Nếu có hỏa hoạn mà không dập được lửa thì hãy gọi ngay tới số 119 và yêu cầu xe cứu hỏa. Hãy chú ý tắt bếp ga, lò sưởi, và vất đầu thuốc lá đúng nơi quy định vì nó là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn.

Khi có động đất, thảm họa

Khi động đất xảy ra, cần bình tĩnh để đối phó.

1. Ngay lập tức tắt ga, nguồn lửa.

2. Nghe đài, nghe thông tin chính xác.

3. Di chuyển tới nơi an toàn. (Thường là nhà thi đấu thể thao ở các trường tiểu học)