Thông tin tuyển học sinh

TOPVăn hóa Nhật BảnẨm thực

Japanese meal

Ẩm thực

Bánh dày

Đây là loại bánh cổ truyền từ lâu đời của Nhật. Bánh được làm từ gạo nếp đun sôi rồi giã ra thật mịn đến độ dẻo quánh lại, sau đó được tạo hình theo kích cỡ nhất định. Đặc điểm của loại bánh này là rất dẻo và có độ keo dính. Khi nướng lên thì bánh sẽ phồng ra, và khi ninh nấu thì bánh sẽ tan chảy ra. Đây là loại bánh truyền thống thường được dùng trong dịp tết và các lễ hội khác.

Bánh dày

Mỳ Soba

Người Nhật có thói quen ăn mỳ Soba vào tối giao thừa và thời điểm chuyển nhà.
. Mỳ Soba chuyển giao năm cũ, năm mới
Vào tối giao thừa, người dân sẽ ăn mỳ Soba. Họ tin rằng sẽ sống thọ lâu dẻo dai như sợi mỳ Soba và gia đình sẽ hạnh phúc mãi mãi, họ cũng quan niệm rằng vì mỳ Soba dễ cắt nên cũng có thể giúp cắt bỏ mọi ưu phiền, tai ương đi.
. Mỳ Soba chuyển nhà
Sau khi chuyển nhà xong, chủ nhà sẽ tặng mỳ Soba cho hàng xóm để làm quen. Từ Soba còn có thể hiểu là bên cạnh, tức là chuyển tới sống bên cạnh, nên tặng Soba để mong muốn quan hệ với hàng xóm dài lâu, vui vẻ.

Mỳ Soba

Đậu phụ

Đây là một loại đồ ăn tiêu biểu ở Nhật. Đậu phụ có màu trắng, và rất mềm, chứa nhiều protein được làm từ hạt đậu lành. Có nhiều loại đậu phụ như Momen hay Kinugoshi tùy vào phương pháp chế biến. Đây là 1 thực phẩm tốt cho sức khỏe, có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Có nhiều cách chế biến đậu phụ, có thể cho đậu phụ vào nồi lẩu, canh Miso,hay chấm với nước tương, ăn kèm rau sống, chiên cơm, đồ xào...

Đậu phụ

Mơ muối khô

Mơ muối khô được chế biến bằng cách ngâm mơ vào muối, rồi phơi khô, sau đó ngâm trong dấm mơ cùng với là tía tô. Sản phẩm hoàn thành sẽ có màu đỏ, vị chua, và món ăn thường thấy trên bàn ăn của người Nhật. Mơ muối khô có tác dụng diệt khuẩn, nên thường được cho vào cơm hộp để phòng tránh ôi thiu, ngộ độc, người Nhật cũng hay cho vào cơm nắm Onigiri.
Hình ảnh mơ muối khô được đặt trên nền cơm trắng còn được gọi là ' hộp cơm quốc kỳ'.

Mơ muối khô

Sushi

Món Sushi được bắt nguồn từ 1 món ăn cơm trộn dấm, và trên đó người ta bày cá sống, và để qua 1 đêm rồi ăn.
Sushi được nắm thành từng miếng như bây giờ là do xuất phát từ thời kỳ Edo, các quán ven đường nắm từng miếng để phục vụ nhanh như 1 loại đồ ăn nhanh hiện nay. Và năm 1923 khi có thảm họa động đất ở khu vực phía Đông xảy ra, các nghệ nhận Sushi đã quay về quê hương và chính vì thế nó trở thành món ăn phổ biến khắp Nhật.
Có nhiều từ ngữ chuyên ngành về Sushi, chúng ta có thể thử khi tới ăn ở cửa hàng Sushi.

Shari (Cơm dấm)  Gari (Gừng ngâm dấm ngọt)

Agari (Trà)    Murasaki (nước Tương)

Sushi

Đồ chiên Tempura

Từ ngày xưa người dân vùng phía Đông Nhật dùng cá bắt được ở vịnh Tokyo để làm món chiên Tempura, còn các tỉnh phía Tây (đặc biệt là Kyoto) do ít cá tươi, nên họ dùng rau và rau rừng thay thế. Đây là 1 trong những món ăn nổi tiếng của Nhật được yêu thích trên toàn thế giới được vị giòn tan, ngon ngọt. Ngay cả vua hài Sác Lô cũng yêu thích và từng có lần ăn 36 con tôm chiên kiểu Tempura.

Đồ chiên Tempura

Món Sukiyaki

Đây là 1 món đặc trưng hương vị của Nhật, được chế biến từ thịt bò, đường và nước tương. Ngoài ra có thể cho thêm các loại rau như hành Negi, đậu phụ, Shirataki, các loại nấm…. Sau đó người ta chấm qua trứng sống được đánh tan và ăn cùng cơm nóng. Cách chế biến của vùng phía Đông và phía Tây có khác nhau đôi chút.

◆Vùng phía đông

Cho tất cả gia vị như rượu Mirin, nước tương, đường, rượu cùng thịt và rau vào hầm chung.

◆Vùng phía tây

Đầu tiên là rán cho thịt rồi cho thêm đường, nước tương, sau đó mới cho rau vào. Cuối cùng nêm chút rượu và nước vào hầm sơ qua.

Món Sukiyaki